Báo cáo giám sát môi trường định kỳ |
Mục đích việc lập báo cáo giám sát môi trường là gì?
Trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì. Đây là loại hồ sơ môi trường do nhà nước quy định tất cả các doanh nghiệp cần phải có nhằm hợp thức hóa quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hồ sơ này được lập ra giúp các cơ qua chức năng giám sát được tình hình môi trường của doanh nghiệp. Việc giám sát được làm theo định kỳ 6 tháng / lần hoặc 3 tháng / lần (đối với tỉnh Bình Dương). Cứ theo kỳ thì cơ quan chức năng sẽ xuống khu vực sản xuất, kinh doanh của chủ doanh nghiệp để kiểm tra. Nếu doanh nghiệp hoạt động, sản xuất với chỉ số chất thải, khí thải đạt yêu cầu thì cho hoạt động tiếp, nếu không đạt yêu cầu thì sẽ đưa ra những biện pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm, khi chưa giải quyết xong thì doanh nghiệp đó sẽ khogn6 được hoạt động.Căn cứ pháp lý lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 04/01/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.
- Công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương.
Những đối tượng cần lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Những doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh mà thải ra chất thải, khí thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, quán cafe, siêu thị,...đều phải lập báo cáo giám sát theo định kỳ.
Hồ sơ báo cáo giám sát định kỳ trải qua những quy trình nào?
- Nhân viên sẽ đến khu vực dự án, tiến hành lấy mẫu phân tích và thu thập số liệu.
- Xác định nguồn gây ô nhiễm như nước thải, khí thải, mạch nước ngầm, mẩu đất, các chất thải hóa học,...
- Đánh giá mức độ ô nhiễm của những chất thải lấy từ nguồn gây ô nhiễm.
- Nếu chỉ số ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép thì phải tiến hành xử lý ngay.
- Sau khi xử lý chất thải, khí thải đạt yêu cầu, tiến hành lập hồ sơ. Sau đó trình lên cơ quan chức năng để kiểm tra và phê duyệt.
Hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ đucợ làm bao nhiêu lần trong năm?
- Theo quy định của nhà nước thì tất cả các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng / lần.- Trường hợp những cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện di dời do ô nhiễm môi trường và chưa có biện pháp khắc phục thì lập hồ sơ theo định kỳ 3 tháng / lần.
- Riêng với tỉnh Bình Dương được quy định cụ thể trong công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương với tần suất 1 năm làm 1 lần lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
Với những thông tin trên tôi tin chắc các bạn đã hiểu rõ báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì và quy trình lập như thế nào. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu thì liên hệ với công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh để có được sự hỗ trợ tốt nhất. Hotline: 0938.395.254
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét